Nhượng quyền thương mại là gì ?

218 views 22:46 0 Comments 28/04/2021
Nhượng quyền thương mại

Tại Việt Nam những năm vừa qua, hình thức nhượng quyền thương mại được giới kinh doanh lựa chọn bằng cách đưa các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường Việt Nam, đưa doanh nghiệp Việt Nam ra thị trường nước ngoài hoặc mở rộng thị trường trên các tỉnh thành của doanh nghiệp trong lãnh thổ Việt Nam.

Nhượng quyền thương mại là gì?

Là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện như sau:

  • Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
  • Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Tuy nhiên, các bên có thể tăng thêm hoặc giảm bớt các điều kiện để phù hợp với điều kiện thực tế của các bên.

Quy định nhượng quyền thương mại được quy định tại các văn bản nào?

Nhượng quyền thương mại được quy định ở các văn bản sau:

  • Luật thương mại năm 2005 Luat thuong mai 2005;
  • Nghị định số 35/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại ND 35.2006;
  • Nghị định số 120/2011/NĐ-CP Quy định về việc Sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại ND 120.2011.

Ưu và nhược điểm khi nhượng quyền thương mại

1. Đối với thương nhân nhượng quyền

Ưu điểm:

  • Tăng danh tiếng cho thương hiệu của thương nhân.
  • Tận dụng nguồn lực tại địa phương để thâm nhập vào thị trường một cách nhanh nhất với chi phí thấp nhất.
  • Là một trang những cách mở rộng quy mô kinh doanh nhanh nhất.
  • Giảm chi phí phát triển thị trường và được nhận thêm một khoản chi phí khi nhượng quyền
  • Tạo dựng thành một hệ thống có liên kết chặt chẽ về quy mô và tài chính.
  • Trong một số trường hợp bên nhượng quyền và bên nhận quyền có thể liên kết với nhau để vận dụng thế mạnh của mình trong các lĩnh vực khác.

Nhược điểm:

  • Nếu quản lý không chặt chẽ, các điều khoản trong hợp đồng chưa đủ để ràng buộc thì bên nhượng quyền dễ bị mất quyền kiểm soát, dẫn đến tranh chấp với bên nhận quyền.
  • Hoạt động không tốt của bên nhận quyền hoặc hình ảnh của thương nhân nhận quyền cũng sẽ ảnh hưởng tới danh tiếng của thương hiệu của bên nhượng quyền.
  • Nếu lợi ích của các bên nhận quyền có sự chênh lệch rất dễ xảy ra tranh chấp.

2. Đối với thương nhân nhận quyền

Ưu điểm:

  • Giảm thiểu những rủi ro khó tránh khỏi khi tự xây dựng một thương hiệu mới,
  • Kinh doanh bằng tên một thương hiệu lớn sẽ giúp giảm thiểu nhiều chi phí hơn việc tự xây dựng một thương hiệu mới tương đương.
  • Các sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền đã được chuẩn hóa bài bản trong quá trình xây dựng thương hiệu trước đó.
  • Được huấn luyện, đào tạo về kinh doanh và quản lý.
  • Được hỗ trợ các chương trình truyền thông, khuyến mãi, tiếp thị của bên nhượng quyền.
  • Nhận được các biện pháp kiểm soát chất lượng đồng bộ.

Nhược điểm:

  • Thương hiệu không phải là của mình.
  • Chia sẻ rủi ro kinh doanh với bên nhượng quyền.
  • Sự bùng nổ của các đối thủ cạnh tranh trong cùng hệ thống, đặc biệt là đối với những ngành nghề phụ thuộc vào lãnh thổ nhưng có nhiều bên nhận quyền gần hoặc cùng lãnh thổ.
  • Hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ đã được quy định mà không được tự ý điều chỉnh.
  • Kiềm hãm khả năng tự phát triển kinh doanh của bên nhận quyền.
  • Giúp cho thương hiệu của bên nhượng quyền ngày càng lớn mạnh.

Tình hình thực tiễn trong hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam nói chung

1. Tính đến tháng 04/2021, theo thống kê chính thức của trang điện tử Bộ Công thương Việt Nam thì:

2. Hiện nay tại Việt Nam các lĩnh vực có tiềm năng nhượng quyền như: thực phẩm, đồ uống, thời trang, ăn uống, dịch vụ kinh doanh, khách sạn, làm đẹp, chăm sóc da, giải trí, dịch vụ trẻ em, dịch vụ giải trí,….

Cùng với sự phát triển về kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống người dân được nâng cao, kinh tế phát triển cũng tạo tiền đề cho hoạt động nhượng quyền diễn ra mạnh mẽ.

3. Tuy nhiên, hoạt động nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam khi ra thị trường nước ngoài rất khó cạnh tranh. Thậm chí tại thị trường trong nước cũng bị vướng vấp, bởi những lý do như:

  • Ít quan tâm đến bảo hộ thương hiệu, thiếu vốn.
  • Chưa chuẩn hóa quy trình, thiếu trình độ quản lý và kiểm soát
  • Chưa hoạch định chiến lược và mô hình kinh doanh phù hợp.
  • Chưa có nhiều thương hiệu nội địa mạnh nên chưa hấp dẫn nhà đầu tư nhận quyền.
  • Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại chưa đầy đủ, chưa thống nhất.

VIFDI tư vấn nhượng quyền thương mại.

Liên hệ tư vấn https://vifdi.com/lien-he/

Thẻ:, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *